Cách xử lý xơ dừa trồng rau mầm - Vinatap
Sử dụng giá thể xơ dừa để trồng rau mầm là một vấn đề chúng ta cần chú ý tới cách xử lý xơ dừa như thế nào để giúp cho mầm rau của chúng ta được phát triển. Điều đó hầu hết tất cả các chị em hay các doanh nghiệp mới về phát triển Nông Nghiệp vẫn chưa có thể hiểu hết được. Cho nên như vậy hôm nay Vinatap xin phép được chia sẽ một số cách xử lý xơ dừa để trồng rau mầm như thế nào là đúng cách nhé.
Bắt đầu thôi nào !
LÝ DO TẠI SAO CHÚNG TA LẠI PHẢI XỬ LÝ XƠ DỪA ?
Từ trái dừa khi chúng ta sử dụng lấy nước và tựa dừa để làm bánh hay kẹo để lại phần vỏ trái dừa. Nhưng ở phần vỏ dừa có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cho cây trồng phát triển như làm tăng độ ẩm, kích thích rễ giúp cho bộ rễ có thể bám chặt vào đất nhanh hơn, tăng độ tơi xốp cho đất…vv.
Nếu như bạn chưa có thể tự mình xử lý được xơ dừa hay không có thời gian để làm công việc này. Bạn có thể sử dụng giá thể xơ dừa bằng cách qua của hàng của Vinatap tại 747 Hoàng Hoa Thám tại Hà Nội nhé !
Hơn nữa trong vỏ dừa còn chứa lên hai chất dinh dưỡng nữa đó là Tanin ( Loại chất chát có trong trà, mùn dừa…. Tan trong môi trường nước ) và Lignin ( Chất chát chỉ hòa tàn trong môi trường kiềm ). Hai thành phần này làm tắt mọi đường hút, hít của rễ cây, khó có thể phân hủy. Nếu như chúng ta sử dụng trực tiếp sẽ làm cho cây còi cọc, chậm phát triển hoặc ngộ độc cho cây trồng dẫn đến làm cho chết cây.
CÁCH XỬ LÝ XƠ DỪA LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MẦM ?
Đối với các chị em hay hộ gia đình thích trồng rau, xơ dừa là một loại giá thể không thể thiếu trong công việc canh tác. Tuy nhiên có rât nhiều cá nhân tự tay xử lý xơ dừa để làm giá thể trồng rau mầm nhưng không thành công. Làm cho rau trồng của họ không được phát triển hay những chậu rau của chúng ta bị ngập úng vì khi xử lý không đúng với quy trình của nó. Và dưới đây chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một số phương pháp chế biến xơ dừa để trồng rau mầm như thế nào là hợp lý. Mời các bạn đón xem nha.
#1. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ NGUYÊN LIỆU XỬ LÝ?
#1.1 DỤNG CỤ XỬ LÝ
- Cân : Định lượng chính xác các thành phần cho vào đống ủ.
- Bạt : Sử dụng để đậy lên đống ủ để tránh nắng mưa và đảm bảo nhiệt độ của đống ủ.
- Cuốc – Xẻng : Phối trộn và đảo lộn cho đống ủ đều vào nhau.
- Thùng ô doa : Tưới chế phẩm và nước để đảm bảo được độ ẩm của đống ủ.
Vị trí ủ : Để đảm bảo được cho quá trình hoạt động của vi sinh vật được tiến hành thuận lợi, nơi ủ mùn xơ dừa phải có nền không thấm nước, cao ráo, tránh ứ đọng nước mưa. Làm nền ủ có độ dốc và hệ thống rãnh xung quanh.
#1.2 NGUYÊN LIỆU XỬ LÝ
Để có thể làm được 1000kg phân hữu cơ từ mùn xơ dừa, quý vị cần chuẩn bị.
Nguyên liệu |
Khối lượng |
Mụn xơ dừa |
1200 kg |
Phân NPK (5-10-3) |
6 kg |
Vôi bột |
15 kg |
Supe lân (dạng bột) |
35 kg |
Chế phẩm EM1 |
5 lít |
Nước sạch |
200 lít |
#2. XỬ LÝ CHẤT CHÁT TRONG MÙN XƠ DỪA ?
Hầu như chúng ta đều biết trong xơ dừa có hai chất rất quan trọng ảnh hưởng tới bộ rễ cây trồng là chất chát, nó cản trở việc hút dinh đưỡng của bộ rễ cây, dẫn đến chết cây. Do đó ở đây Vinatap sẽ hướng dẫn bà con xử lý hai chất chát này.
Xơ dừa không chỉ sử dụng được trong công việc trồng rau mầm, nó còn có thể giúp cho các chị em phụ nữ sống ở các khu chung cư không có đất để trồng. Xơ dừa còn có thể giúp cho bạn xây dựng mô hình trồng rau thủy canh ở trên cao nữa đấy.
Bước 1 : Nghiền nhỏ vỏ quả dừa bằng cách sử dụng máy băm nghiền xơ dùa, bã mía 3A3Kw.
Loại máy này có tính năng băm nghiền các loại phụ phẩm nông nghiệp như : xơ dừa, bã mía, rơm, thân cây ngô, cỏ voi.. để làm thức ăn cho gia súc, ủ chua làm thức ăn giữ trữ cho vật nuôi, đệm sinh học… Ngoài ra loại máy này còn có thể nghiền được hạt ngô, đậu tương…trở thành dạng bột.
Bước 2: Xả chát Tannin.
- Ngâm xơ dừa vào nước khoảng 1 – 3 ngày (Tanin tan trong nước). Sau đó, xả sạch hết nước.
- Bà con quan sát màu của xơ dừa trong quá trình ngâm: Khi màu của xơ dừa mới bỏ vào có màu vàng nghệ, sau khi xả chát xong sẽ có màu vàng đỏ, màu sáng đỏ là bà con làm tiếp bước 2.
Bước 3 : Xả chát Lignin.
- Chuẩn bị nước vôi để ngâm xơ dừa, theo tỷ lệ cứ 5 kg vôi pha với 200 lít nước sạch.
- Lưu ý: Vôi tôi gặp nước sinh nhiệt rất nóng, bà con cẩn thận trong lúc tôi vôi.
- Cho xơ dừa cho vào thùng, khuấy đều trong nước vôi.
- Khoảng 5 - 7 ngày sau, bà con thấy nước đục vàng. Lúc này có thể xả hết nước vôi ngâm mụn xơ dừa (Khi cho xơ dừa vào nước vôi trắng đục, xơ dừa đổi màu thành màu nâu đất và màu nước vôi cũng chuyển sang màu nâu).
Bước 4 : Rửa sạch nước vôi.
- Ngâm xơ dừa vào nước sạch.
- Làm liên tục 1 – 3 lần, để xả hết vôi còn lại trong mụn dừa tránh gây ảnh hưởng đến bước tiếp theo là ủ chế phẩm vi sinh EM 1.
- Xả hết nước và để xơ dừa được khô ráo nước.
- Dùng tay vắt từng nắm mụn dừa cho ráo nước (càng khô càng tốt).
#3. TIẾN HÀNH Ủ MỤN XƠ DỪA ?
Bước 1: Trộn đều mụn xơ dừa + NPK (5-10-3) + supe lân + vôi bột với nhau theo khối lượng như bảng sau:
Nguyên liệu |
Khối lượng |
Mụn xơ dừa |
1200 kg |
NPK (5-10-3) |
6 kg |
Vôi bột |
15 kg |
Supe lân |
35 kg |
Bước 2 : Dùng chang dàn mỏng hỗn hợp đã trộn ở bước 1 dày khoảng 25 – 30cm.
Bước 3 : Pha loãng chế phẩm EM1 theo công thức: 6 lít chế phẩm vi sinh EM1 pha với 200 lít nước (ủ cho 1200 kg nguyên liệu).
Công ty TNHH Vinatap đang cung cấp chế phẩm EM1 trên toàn quốc.
Chế phẩm sinh học EM1 có tác dụng tăng khả năng phân hủy chất hữu cơ, giúp rơmrạ, xơ dừa,… nhanh hoai mục, rút ngắn thời gian làm phân hữu cơ vi sinh.
Bước 4 : Tưới chế phẩm EM1 đã pha loãng ở bước 3 lên trên lớp nguyên liệu đã được dàn mỏng ở bước 2, lúc này độ ẩm của nguyên liệu đạt 80 – 85 %, dùng tay vắt nguyên liệu, thấy nước rơi nhanh từng hạt qua kẽ tay là đạt. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi đống ủ cao khoảng 1,2 – 1,5m. Sau đó đậy bạt lên trên đống ủ.
Bước 5 : Sau 4 – 5 ngày, nhiệt độ đống ủ sẽ tăng lên, đạt khoảng 60ºC. Lúc này các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ hoạt động nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế.
Lưu ý : Nhiệt độ đống phân sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 10 ngày đầu sau ủ ( nhiệt độ có thể đạt 60ºC ) và sau đó sẽ giảm dần xuống nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ tăng quá cao bà con mở bạt ra tưới thêm nước để giảm nhiệt độ đống ủ xuống. Vì nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm mất dinh dưỡng (nhất là dinh dưỡng đạm), vi sinh vật chết nhiều và khả năng phân hủy sẽ chậm hơn ảnh hưởng tới tốc độ hoai mục của đống ủ.
Nếu như bạn đang quan tâm về việc làm sao để trồng rau sạch trong ngôi nhà của bạn như thế nào thì ở đây sẽ cho bạn một số cách trồng rau sạch trong nhà như thế nào là hiệu quả nhé
Bước 6 : Sau 7 ngày ta tiến hành đảo trộn và bổ sung độ ẩm cho đống ủ (đảm bảo độ ẩm đạt 50 – 60%). Có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách lấy tay nắm chặt hỗn hợp đã phối trộn, thấy rỉ nước ra ở tay là được.Sau 25 – 30 ngày đảo trộn lại 1 lần, tưới thêm nước để đảm bảo độ ẩm. Sau thời gian ủ từ 40 – 60 ngày có thể đem sử dụng.