Đất gì trồng cây tốt nhất, tư vấn đất trồng cây tốt nhất cho vườn của bạn | Nhà máy sản xuất đất trồng cây VinaTap
Về cơ bản, bao gồm đất thịt, đất cát, đất sét và đất phù sa. Mỗi mẫu đất lại có những ưu điểm, nhược điểm và phương pháp cải tạo khác nhau.
1. Các loại đất trồng cơ bản của Việt Nam
Đất gì trồng cây tốt nhất?
Về cơ bản, bao gồm đất thịt, đất cát, đất sét và đất phù sa. Mỗi mẫu đất lại có những ưu điểm, nhược điểm và phương pháp cải tạo khác nhau.
1.1. Đất thịt
Đất thịt là một loại đất trồng cây tốt nhờ có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Thành phần cơ giới chứa khoảng 30 – 50% mùn, 25 – 50% cát, 10 – 30% sét. Trường hợp, thành phần chứa nhiều cát hơn thì là đất thịt nhẹ còn nhiều đất sét hơn thì là đất thịt nặng.
1.1.1. Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm: Đất có độ tơi xốp, thoáng khí, giữ nước và chất dinh dưỡng tốt, giàu thành phần hữu cơ và chất mùn, dễ cày bừa.
- Nhược điểm: Nếu không cung cấp đủ độ ẩm thì đất dễ bị vỡ vụn, tưới nhiều nước quá lại dễ ngập úng.
1.1.2. Cách cải tạo đất thịt
Muốn đất thịt trở thành loại đất trồng cây chất lượng tốt nhất thì bạn cần tiến hành cải tạo định kỳ như sau:
- Bón phân phân chuồng hoại mục, phân xanh, chất mùn.
- Không để đất quá khô hoặc quá ẩm.
- Trồng luân phiến các giống cây hợp lý.
- Làm luống trồng cao để thoát nước thuận tiện hơn.
- Không nên cày bừa nhiều sẽ làm mất chất hữu cơ có trong đất.
1.2. Đất cát
Đất gì trồng cây tốt nhất? Đất cát cũng được nhiều người sử dụng để trồng các loại cây lấy củ, cây ăn quả. Đặc điểm của nó là có những hạt cát rời, thô, sạn. Thành phần cơ giới chứa khoảng 80 – 100% cát, 0 – 10% mùn, 0 – 10% sét.
1.2.1. Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm: Đất rất thoáng khí, thấm nước nhanh, dễ cày bừa nên tiết kiệm công sức và thời gian xử lý đất.
- Nhược điểm: Khi đất khô thì rời rạc nhưng lúc ướt thì đất dính bí chặt, khả năng giữ nước và phân kém, cỏ mọc nhanh, nghèo mùn.
1.2.2. Phương pháp cải tạo đất cát
Đất cát mặc dù được dùng khá phổ biến nhưng không thể phủ nhận một điều là nó khá nghèo dinh dưỡng. Vậy làm sao để biến nó thành loại đất tốt để trồng cây?
- Bón phân hỗn hợp NPK đa lượng.
- Bón nhiều phân hữu cơ đã hoại mục để làm tăng lượng mùn, vi sinh vật.
- Bổ sung thêm đất sét, bùn ao hồ hoặc tưới nước phù sa.
- Nên lựa chọn trồng các giống cây phủ đất hoặc tạo phân xanh.
- Phủ xung quanh cây bằng những lớp rơm rạ, lá cây, cỏ khô để giữ ẩm.
1.3. Đất sét
Nhắc đến các mẫu đất thích hợp để trồng cây thì chắc chắn không thể bỏ qua đất sét. Với thành phần cơ giới chứa khoảng 50 – 100% sét, 0 – 45% cát, 0 – 45% mùn.
1.3.1. Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm: Chứa hàm lượng mùn cao, ít bị rửa trôi, giàu khoáng chất cần thiết cho cây, khả năng giữ nước và phân tốt, ổn định nhiệt độ đất.
- Nhược điểm: Độ thoáng khí thấp, khó thấm nước nên cây dễ úng nước, mùa khô đất sét dễ bị nứt nẻ, nghèo chất hữu cơ khiến rễ cây kém phát triển.
1.3.2. Cải thiện chất lượng đất sét
Đất gì trồng cây tốt nhất? Bất cứ một loại đất trồng nào dù tốt đến đâu thì cũng sẽ bị suy giảm chất lượng sau các vụ canh tác. Đất sét cũng vậy, khoảng 6 tháng bạn nên tiến hành cải thiện nó bằng cách:
- Bón thêm vôi, phân xanh, phân chuồng trước khi gieo trồng.
- Pha thêm đất cát và tưới nước phù sa thô, nếu đất sét nặng quá.
- Hạn chế cày, đào xới đất nếu như không bắt buộc phải xới.
- Liên tục bón thêm phân xanh, rải cỏ lá vào đất trong thời gian cây phát triển.
1.4. Đất phù sa
Đất trồng cây lý tưởng – Đất phù sa được hình thành do sự phong hóa của đá và phân huỷ của xác động, thực vật dưới sự tác động của các yếu tố môi trường. Thường thì đất phù sa có nhiều tại những bãi bồi của các sông lớn, thành phần tự nhiên gồm đất keo và đất sét.
1.4.1. Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm: Đất có độ giữ nước vừa phải, không lẫn các tạp chất xấu, không phát sinh các côn trùng hoặc mầm cỏ, giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, có độ tơi xốp nhất định.
- Nhược điểm: Do các đặc tính mà đất sét sở hữu đều giúp cây trồng mau lớn và khỏe mạnh, đem lại năng suất cao nên loại đất này gần như không có điểm hạn chế gì.
1.4.2. Các cách cải tạo đất phù sa
Vì đất phù sa có quá nhiều ưu điểm nổi bật nên bạn cũng không phải mất quá nhiều công sức cũng như thời gian để cải tạo. Bạn chỉ cần chú ý:
- Cho đất nghỉ ngơi sau khi thu hoạch bằng cách nhặt sạch cỏ, phơi nắng vài ngày.
- Luân canh các giống cây khác nhau để thay đổi đặc tính của đất. Sau khi thu hoạch, bạn nên để lại phần thân, rễ nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho vụ sau.
2. Đất gì trồng cây tốt nhất, giúp cây mau lớn và khỏe mạnh
Vậy cụ thể, đất gì trồng cây tốt nhất? Thực tế, không có một loại đất nào lý tưởng cho tất cả các giống cây trồng. Giống cây này hợp đất này thì giống cây kia hợp đất khác. Vì thế, bạn cần xác định và tìm hiểu kỹ xem loài cây mình định trồng có đặc điểm như thế nào? Từ đó, mới có thể lựa chọn được đúng mẫu đất phù hợp. Dưới đây, My Garden sẽ tạm thời chia ra thành 3 nhóm cây chính và cách chọn loại đất.
2.1. Nhóm cây rễ chùm
Cây rễ chùm là những loại cây kiểng có kích thước nhỏ như hoa mai, hoa hồng, sứ thái và một số loại cây ăn quả có rễ chùm,.. Nhóm cây này có nhu cầu dinh dưỡng khá cao nên loại đất thịt, đất phù sa sẽ thích hợp nhất. Bạn nên bổ sung thêm nhiều chất hữu cơ như phân bò, phân heo ủ hoai mục, phân trùn quế, bánh dầu,… Bên cạnh đó, khi trồng phải chú ý đến hệ thống thoát nước để đảm bảo cây không bị úng nước, thối rễ.
2.2. Nhóm cây lâu năm rễ dài
Với nhóm cây lâu năm rễ dài thì đất gì phù hợp để trồng cây? Những loại cây sống lâu năm có bộ rễ lớn như cây lộc vừng, cây đa, hoa gạo,… thì loại đất thịt, đất sét là lý tưởng nhất. Đất thịt giúp rễ cây bám chắc trong lòng đất, cây đứng vững, không lo bị bật gốc khi gặp mưa bão lớn. Bạn nên trồng cây lâu năm rễ dài trong một không gian đất hoặc chậu đủ lớn để rễ cây có thể phát triển tốt nhất.
2.3. Nhóm cây thân thảo, rau xanh
Nhóm cây thân thảo, rau xanh có chu kỳ sinh trưởng ngắn ngày nên đất trồng không yêu cầu quá cao về chất dinh dưỡng. Thay vào đó, nó cần có độ tơi xốp để thoát nước tốt. Cho nên, nếu bạn có ý định trồng rau sạch thì có thể xem xét đất cát, pha thêm phân trùn quế.