> >
Menu Zalo

Bón phân cho Khoai Mì để đạt năng suất cao nhất | Tăng chất lượng và phục hồi đất trồng | Hãy bón phân hữu cơ VinaTap

Cập nhật: 17/11/2019
Lượt xem: 0

Bón phân cho Khoai Mì để đạt năng suất cao nhất | Tăng chất lượng và phục hồi đất trồng | Hãy bón phân hữu cơ VinaTap

Liên hệ mua hàng nhanh : 0835 881 888

Vấn đề nhu cầu dinh dưỡng khoáng của sắn đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Howeler (1981) đã tổng kết kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau và chỉ ra rằng: Sắn có nhu cầu cao về dinh dưỡng khoáng, cao nhất là K, kế đến là N, Ca, sau đó là  P. Tuỳ theo điều kiện đất đai, giống, thời gian thu hoạch mà trung bình một tấn sắn củ tươi thu hoạch sẽ lấy đi của đất: 4,1kg K; 2,3kg N; 0,6kg Ca; 0,5kg P và 0,3kg Mg. Nếu sản lượng sắn thu hoạch giả định là 25 tấn củ tươi /ha và toàn bộ thân lá đều trả lại cho đất thì mỗi vụ thu hoạch củ sẽ lấy đi 120kg K; 57kg N; 15kg Ca; 12kg P và 7kg Mg. Trong trường hợp thu hoạch cả củ, thân lá mà không để lại trong đất một thứ gì, thì sắn lấy đi: 145kg K; 122kg N; 45kg Ca; 27kg P và 20kg Mg. Điều này chỉ ra rằng: K, N là hai nguyên tố sắn lấy đi nhiều nhất trong đất.

Nếu đất đã bạc màu và chai cứng, hoặc bón quá nhiều phân vô cơ. Hãy thay thế bằng phân hữu cơ : https://vinatap.vn/phan-bon.html

 

Nhu cầu Đạm: Để khôi phục cho đất 57kg N mà sắn lấy đi trong đất do thu hoạch củ, với hiệu suất bón N cho sắn chỉ đạt 43-69% (Fox et al., 1967) thì lượng N nguyên chất phải cung cấp hàng năm là 115kg N /ha (tương đương với 250kg Urea). Tùy theo loại đất mà lượng N bón cho sắn khoảng: 80-120kg N/ha.

 

Nhu cầu Lân: Khả năng hút lân của sắn tốt hơn cây khác có thể giải thích do cộng sinh giữa nấm rễ Mycorrhyze và hệ rễ của cây. Có những giống sắn thích ứng với đất nghèo lân, có thể những giống sắn đó có khă năng cộng sinh với Mycorrhyze (Howeler, 1980). Độ chua của đất có ảnh hưởng đến khă năng cung cấp lân cho cây trồng, ở độ chua cao xảy ra hiện tượng chuyển hóa lân thành photphat feric, ở đất kiềm lại có quá trình hình thành photphat 3 canxi. Ở đất thiếu lân, sự bón lân một cách hợp lý sẽ tăng năng suất và tinh bột trong củ. Lượng lân bón khoảng  50-100kg P2O5/ha.

 

Nhu cầu Kali: Cây sắn cần nhiều kali hơn hẳn  so với các chất khác và hút kali mạnh ngay từ đầu và tăng dần theo thời gian sinh trưởng cho đến lúc thu hoạch. Lượng hút tháng thứ hai gấp 10 lần tháng thứ nhất, tháng thứ ba gấp ba lần tháng thứ hai. Thời kỳ từ khi sắn bắt đầu phát triển củ thì lượng kali đã hút được 3–4 lần so với lượng hút được trong những thòi kỳ sinh trưởng và gấp 6-7 lần so với lân hút được. Tùy theo loại đất mà lượng K bón cho sắn khoảng: 200-500kg K2O/ha.

 

Phân bón cho sắn có thể điều chỉnh theo từng mức thâm canh. Tuy nhiên tỷ lệ phân bón N:P:K thích hợp cho sắn nên áp dụng: 1:0,5:1. Lượng phân bón cho 1 ha như sau:

 

Mức thâm canh

Đạm (kg/ha)

Lân (kg/ha)

Kali (kg/ha)

N

Urê

P2O5

Super Lân

K2O

KCl

Mức thâm canh trung bình

80

174

40

235

80

134

Mức thâm canh cao

160

347

80

470

160

268

 

Một số dinh dưỡng chính từ phân bón

 

*  Phân hữu cơ

 

Phân hữu cơ là loại phân có các chất dinh dưỡng ở dạng chất hữu cơ: phân chuồng, phân xanh, phân rác.

            + Phân chuồng: Là hỗn hợp của phân, nước tiểu gia súc, chất độn được ủ hoai.

  Sử dụng:

  • Cung cấp thức ăn cho cây
  • Bổ sung chất hữu cơ cho đất
  • Giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học.

            + Phân rác: Chế biến từ cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân có men như phân chuồng và lân, vôi…đến khi mục thành phân.

            Thành phần dinh dưỡng của phân rác thấp hơn phân chuồng.

Sử dụng: dùng để bón lót. Nếu ủ lâu hơn cho phân hoai kĩ thì có thể dùng để bón thúc.

            + Phân xanh: Là các loại cây họ đậu:  điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển... sử dụng cây lá tươi bón trực tiếp vào đất không qua quá trình ủ

Sử dụng: bón lót lúc làm đất.  Có thể vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa.

             + Ngoài ra phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp cũng được coi là phân hữu cơ.

 

* Phân vô cơ

 

Thành phần dinh dưỡng trong các loại phân vô cơ phổ biến như sau:

 

+ Phân đạm

Tên gọi

Công thức

% Ni tơ

Phân Urea

CO(NH2)2

42-45%

Phân đạm sunphat

(NH4)2SO4

20,5-21,0%

Phân Clorua Amon

NH4Cl

23-24%

Phân Nitrat Amon

NH4NO3

35 %

Phân Nitrat canxi

Ca(NO3)2

13-15%

Phân Nitrat Natri

NaNO3

15-16%

 

+ Phân lân

Tên gọi

Công thức

% P2O5

Phân apatit

3Ca3(PO4)2CaX2

trong đó x: Cl, F, OH...

30-42%

Phân super lân

3Ca3(H2PO4)2

15-20%

Phân lân nung chảy

 

30-35%

 

+ Phân kali

Tên gọi

Công thức

% K2O

Phân clorua kali

KCl

60%

Phân sulphat kali

K2SO4

48-50%

Phân nitrat kali

KNO3

44% K2O và 13%N

 

 

Nếu đất đã bạc màu và chai cứng, hoặc bón quá nhiều phân vô cơ. Hãy thay thế bằng phân hữu cơ : https://vinatap.vn/phan-bon.html

Có thể bạn quan tâm

Tin tức

hotline

Liên hệ

Công ty VinaTap Vietnam VinaTap Building Số 8/50 Nguyễn Hữu Thọ - Hoàng Liệt - Hoàng Mai- Hà Nội Hotline: 0903228893
  • +84888888609
  • 0243 641 0999
  • Vinatap@gmail.com

Thông tin liên hệ

SẢN PHẨM NỔI BẬT

  • Viên nén mụn dừa | Viên nén gieo hạt | Bầu ươm tiện lợi giá rẻ | Nhà sản xuất VinaTap

    Liên hệ
  • Phân gà hữu cơ viên nén nhập khẩu Nhật Bản | Phân nở nhập khẩu Nhật Bản | Bao 15kg nhập chính hãng.

    5.000.000₫ Liên hệ
  • {combo 80bao lớn} Đất Vi Sinh 20kg, Đất trồng Rau sạch cho mọi nhà. Ưu đãi lớn giá rẻ, vận chuyển đến tận nhà nhanh chóng

    Liên hệ
  • Phân bò hữu cơ | Chuyên bón rau màu hiệu quả | Đã ủ hoai kỹ | Vận chuyển toàn quốc

    4.000.000₫ Liên hệ

Thống kê truy cập

  • Online: 4
  • Hôm nay: 957
  • Hôm qua: 1069
  • Tổng truy cập: 3829540