Kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rau thủy canh từ A đến Z - Vinatap
Trồng rau thủy canh hay còn gọi là trồng rau trong dung dịch ( thủy canh ) là kỹ thuật trồng rau không sử dụng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng hoặc giá thể mà không phải là đất trồng.
Các loại giá thể này có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, vermiculite perlite. Được các nhà khoa học định nghĩa là “trồng rau trong nước” hay “trồng rau không cần đất”. Nhưng làm thế nào để xây dựng được một mô hình trồng rau thuy canh, ở bài viết này Vinatap xin phép được chia sẽ một chút kinh nghiệm làm vườn của Vinatap nhé.
MÔ HÌNH TRỒNG RAU THỦY CANH LÀ GÌ ?
Kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rau thủy canh là một trong những ngành nghề làm vườn hiện đại nhất hiện nay. Công việc của mô hình này là cung cấp đầy đủ và đúng lúc cho rau trồng các nguyên tố khoáng cần thiết. Cung câp đầy đủ cái ăn, bảo đảm được ánh sáng.CO2 cho quá trình quang hợp, O2 cho quá trình hô hấp, giúp cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh theo ý muốn của người trồng.
Trong quá trình xây dựng mô hình trồng rau thủy canh ngay tại ngôi nhà của bạn. Vinatap chắc chắn với bạn rằng không thể bỏ qua bài viết sử dụng xơ dừa để xây dựng mô hình trồng rau được tốt hơn nhé !
Công nghệ trồng rau thủy canh được nghiên cứu từ thế kỷ XVII, đến nay công nghệ này đã hoàn thiện, hướng đến những nông sản, xanh, không ô nhiễm môi trường. Với quy mô là gia đình nhỏ lẻ, những chậu rau có thể phát triển mạnh mẽ không cần đất nơi góc sân thượng, lan can, bậu rửa. Với quy mô thương mại, những nhà kính trồng hoa, rau, củ, quả giúp cho phát triển tốt, sạch, năng suất cao. Chủ động đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vì không bị ảnh hưởng của những nguồn ô nhiễm viruts từ đất, không những như vậy, vì chúng ta trồng không cần đất nên có thể chia được không gian thành nhiều tầng khác nhau để có thể mở rộng được diện tích trồng rau.
PHƯƠNG PHÁP TRỒNG RAU THỦY CANH ?
Ngày này , việc trồng rau đã cải tiến thêm một quy trình làm việc mới, sử dụng phương pháp trồng rau thủy canh, trồng rau sạch không cần sử dụng đến đất trồng rất tiện nghi đối với những hộ gia đình ở thành phố. Đặc biệt là những khu chung cư chật hẹp, không có dư giả diện tích hay vùng đất trồng nào. Các hộ gia đình hay chị em phụ nữ có thể thỏa sức trồng trọt trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng để đảm bảo vệ sinh an toàn cho gia đình yêu quý của mình.
#1. PHƯƠNG PHÁP TRỒNG RAU THỦY CANH CÓ NHỮNG ƯU ĐIỂM SAU ?
- Sản phẩm hoàn toàn sạch đồng nhất.
- Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
- Không phải cải tạo đất, không có cỏ dại.
- Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ, không cần tưới.
- Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại.
- Cho được năng suất cao từ 25% đến 50% .
Ưu điểm : Từ người già tới trẻ nhỏ đều có thể tham gia và phát triển mô hình trồng rau thủy canh.
Nhược điểm : chỉ có duy nhất là khi lắp đặt hệ thống mô hình và nguyên liệu để trồng rau thủy canh khá tốn kém. Tuy nhiên bạn có thể tới Vinatap để tìm hiểu và sử dụng mô hình với một chi phí khá phù hợp vừa phải với túi tiền của bạn nhé !
LÀM HỆ CẤP VÀ THOÁT NƯỚC CỦA MÁNG TRỒNG THỦY CANH ?
#1. Sử dụng gai trong gai ngoài phi 27 và ta cắt bớt còn cỡ 5mm – 6mm, mục đích hạ thấp mức nước trong máng trồng để không cao quá ( ngập xốp dễ bị úng rễ ) và cũng không thấp quá ( để khi ta bỏ xốp có cây con vào rễ hút được dung dịch ).
#2. Sử dụng ống nhựa phi 21 và ống xăng xe máy 8 ly. Cho khoảng cách và khoan mũi 7 ly, rồi nhét ống xăng vào lỗ khoan. Một đầu ống 21 dán vào nắp bịt, một đầu nối với bơm từ dung dịch ( nên sử dụng van để điều tiết mức nước ). Khoan 2 lỗ đầu máng và nhét 2 ống xăng vào để bơm cấp dung dịch cho máng trồng.
Nếu như bạn đã quyết định xây dựng mô hình trồng rau thủy canh thì cho Vinatap hỏi bạn một câu. Bạn đã biết cách làm trấu hun trồng rau chưa. Nếu như chưa thì mời bạn đọc bài viết cách làm trấu hun trồng cây như thế nào nhé.
#3. Sử dụng ống nhựa phi 49, đo khoảng cách và khoét lỗ phi 27, sau đó gắn vào phần thoát của đầu gai 27 lúc đầu làm hệ thống thoát của máng. Một đầu ống phi 49 cũng bịt lại, một đầu nối ống về dung dịch.
#4. Dừng thước và điều chỉnh máng trồng cho 2 đầu bằng nhau. Cho xử lý nước vào và chạy bơm thử để kiểm tra rò rỉ nước và có hướng xử lý. Sau khi các bước kiểm tra xong, pha dung dịch theo nồng độ thích hợp và đưa cây con lên giàn và đợi ngày thu hoạch.
- Lưu Ý : Nên đưa các cây con lên dàn vào buổi chiều mát.
CHUẨN BỊ CÁC DỤNG CỤ ĐỂ TRỒNG RAU THỦY CANH ?
#1. Chuẩn bị những chiếc rọ nhựa dùng để ươm các loại cây con và nâng đỡ cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.
#2. Dung dịch thủy canh là dung dịch dinh dưỡng được tìm và mua dễ dàng trên thị trường. Bạn cần chon được cơ sở sản xuất uy tín và làm theo hướng dẫn cụ thể khi pha chế dung dịch.
#3. Giá thể xơ dừa, cây con hoặc hạt giống rau cần trồng, ưu điểm khi chọn phương pháp trồng rau thủy canh là bạn có thể trồng được các loại rau ăn lá kể cả khi trái vụ mùa.
Vâng ! trong ngôi nhà nhỏ xinh của mình khi bạn đặt lên những chậu cây bình thường mà không được làm đẹp thì có lẽ nó đã làm cho ngôi nhà của bạn trở nên xấu đi. Đừng lo lắng bạn hãy đọc bài viết làm đẹp cho chậu rau bằng đá perlite để làm cho chậu rau được sang chảnh hơn nhé !
#4. Sử dụng bút đo nồng độ PH và bút đo hàm lượng TDS ( đo hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước ).
QUY TRÌNH ƯƠM HẠT BẰNG XỐP TRỒNG THỦY CANH ?
#1. Bỏ miếng xốp ươm hạt vào khay nước, lấy tay nhấn miếng xốp cho hút no nước và để mực nước trong khay ngập ½ miếng xốp.
#2. Đa số hạt giống rau dễ nãy mầm nên chúng ta trực tiếp gieo hạt giống vào rãnh trong thùng xốp đã rạch sẵn. Tùy vào loại giống cần trồng mà tra số lượng hạt khác nhau.
Lưu Ý : riêng hạt rau muống thì bạn nên ngâm qua nước sôi khoảng 3 giờ đồng hồ để hạt dễ nãy mầm. Tùy vào loại hạt cần trồng mà ta nên tra số lượng hạt giống khác nhau. Ví dụ : cải bẹ xanh, cải ngọt, rau đay, rau dền… từ 2 – 3 hạt trên một miếng xốp nhỏ, rau muống có tra thể nhiều hơn, các loại rau có tán xòe rộng, chúng ta nên gieo một hạt để cây lớn có không gian phát triển như là xà lách, cải thìa, cải xoăn kale, cải cầu vồng…
#3. Hàng ngày kiểm tra thường xuyên và phun ẩm bề mặt xốp. Khi nào thấy hạt nứt nanh và nhú 2 lá mầm qua khỏi mặt xốp thì chúng ta chuyển khay ra ánh sáng và nắng nhẹ buổi sáng.
Hằng ngày kiểm tra độ ẩm bề mặt xốp và luôn duy trì mực nước trong khay ngâp ½ tấm xốp.
Khi cây được 5 ngày tuổi và bắt đầu xuất hiện lá thì chúng ta cho ra ánh nắng mặt trời mạnh hơn, đồng thời châm dung dịch thủy canh loãng với nồng độ 300pm.
Cây được 10 cho đến 14 ngày tuổi và lá đã to lớn, khi đó cây rau bắt đầu hút dinh dưỡng và quang hợp, ta nâng nồng độ nước trong khay lên 500pm và có thể cho hẳn ra ánh nắng.
- Lưu Ý : tránh với ánh nắng trực tiếp với buổi trưa.
- Sau 20 ngày tuổi thì chuẩn bị cho chậu rau lên dàn.
Khi đã cho rau lên dàn chúng ta cần phải duy trì nồng độ dung dịch phù hợp với từng loại cây. Và cây lên được 3 ngày.
- Lưu Ý : nên đưa cây con lên giàn vào buổi chiều.
Vinatap hi vọng qua bài viết này đã cung cấp cho bạn một bức tranh toàn cảnh về quy trình trồng rau bằng mô hình thủy canh trong ngôi nhà của bạn và những bước thực hiện giúp cho vườn rau của bạn được phát triển dành cho các hộ gia đình.
Bạn đang có cách trồng rau bằng mô hình thủy canh trong nhà nhưu thế nào? Hiệu quả ra sao? Phương thức nào giúp bạn có được vườn rau đẹp?... Vinatap rất muốn được nhận thêm những chia sẽ từ kinh nghiệm của bạn!